Trong khi những cuộc thảo luận về sức
khỏe, sự cân bằng giữa tinh thần và thể chất đang được quan tâm, chúng ta vẫn
chưa chú ý rằng cả hai đều có mối quan hệ phụ thuộc mạnh mẽ với nhau. Con người
sẽ không có được sức khỏe thể chất nếu không duy trì được một tinh thần thoải
mái và ổn định
Câu tục ngữ “Nhân nào quả nấy” thể
hiện đặc tính hấp dẫn của sức khỏe tinh thần. Sức khỏe tinh thần có thể ảnh hưởng
mạnh mẽ, tích cực đến việc chúng ta làm, cảm giác chúng ta có.
Một dạng thức phổ biến của sức
khỏe tinh thần là khi chúng ta vui vẻ, chúng ta cảm thấy lạc quan hơn, mọi việc
diễn ra đúng theo ý mình mong muốn. Trong khi đó, tinh thần không ổn định sẽ
khiến bạn bi quan, ảnh hưởng đến suy nghĩ và quyết định của bạn.
Một trong những thói quen phổ biến
của con người đó là lơ là sức khỏe tinh thần và vai trò thiết yếu của nó trong
đời sống, từ đó ưu tiên phát triển về thể chất hơn. Và một khi cố gắng sửa chữa
những lỗi sai trong tâm trí, chúng ta lại bị phê phá, đánh giá là một con người
yếu đuối.
Thật sự là bạn không mắc bệnh, đó
chỉ là một tình huống mất cân bằng trong trí não mà thôi. Dưới đây là 10 cách để bạn cải
thiện tình trạng tinh thần của mình:
1) Tự trách mình
Mọi người thường tự trách
mình vì những lỗi lầm nhỏ mà mình mắc phải, từ đó biến bản thân thành đối thủ của
chính mình, tự kết án bản thân bằng những chiêu trò tâm lí. Mặc cho dạng suy
nghĩ này có thể có ích trong vài tình huống nhất định, bạn nên chắc chắn rằng bạn
vẫn ưu tiên duy trì những sở thích, thói quen thường ngày, tăng lòng đồng cảm bằng
nhiều phương tiện khác nhau, trong đó có yoga.
2) Duy trì sức khỏe thể chất tốt
Sức khỏe thể chất và tinh thần
tạo dựng nên một cây cầu vững chắc. Cả hai loại điều kiện sức khỏe này đều đóng
vai trò then chốt trong việc duy trì tình trạng ổn định lẫn nhau. Để có sức khỏe
tinh thần vững chắc, cơ thể cũng cần khỏe mạnh. Ngủ đủ giờ, ăn uống lành mạnh,
không hút thuốc, tập luyện đa dạng các bài tập sức khỏe là chìa khóa cho một sức
khỏe thể chất tốt.
3) Ở bên cạnh những người tích cực
Nhiều người có một cuộc sống
với rất nhiều mối quan hệ. Nhiều người lại không có may mắn khi không có mối
quan hệ tốt đẹp với gia đình hay bạn bè, khiến ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần
con người. Ở bên cạnh những người tử tế, người truyền động lực sẽ giúp bạn ổn định
cảm xúc. Do đó, tạo dựng mối quan hệ xã hội thích hợp là điều vô cùng quan trọng.
4) Cho đi
Giúp đỡ người khác, không chỉ
bằng hiện vật mà còn bao gồm cả việc dành thời gian, chia sẻ ý kiến cá nhân sẽ
giúp bạn gặt hái nhiều lợi ích cho bản thân. Sự cho đi, tình nguyện giúp đỡ và
cống hiến giúp bạn tự thỏa mãn bản thân.
5) Kiểm soát lo lắng
Hãy đối diện với sự thật rằng
chúng ta rất non nớt và nghèo kinh nghiệm khi xử lí căng thẳng. Khi căng thẳng
trở thành gánh nặng trên đôi vai bạn, nó sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực lên
tinh thần và thể chất. Thực hiện những bài tập đốt cháy căng thẳng, những hoạt
động vào mẹo nhỏ từ nhiều chuyên gia khác nhau có thể giúp giảm lo lắng căng thẳng
và nhiều hiệu quả khác.
6) Tĩnh tâm
Trí não bạn cũng chỉ là một cỗ
máy sản xuất lần lượt những suy nghĩ. Tuy nhiên có những lúc chúng ta suy nghĩ
quá nhiều, khiến tâm trí chúng ta làm việc quá sức. Điều này gây ảnh hưởng đến
cảm xúc, làm lung lay tinh thần chúng ta. Hãy “làm dịu” những suy nghĩ quá mức,
từ đó phân tích và đánh giá tình huống sẽ giúp trí não xử lí dứt điểm tình huống
ấy. Những kĩ thuật thở, thư giãn, cầu nguyện là cách hữu hiệu để giúp trí não
tĩnh tại hơn.
7) Đánh giá công việc
Công việc đóng một vai trò to lớn
trong việc làm hủy hoại tinh thần, đặc biệt là với những người đang căng thẳng,
stress. Một nghiên cứu đã cho thấy một vài điều kiện làm việc (đối với bác sĩ,
nhân viên bán hàng,...) có thể dẫn đến trầm cảm. Hãy cân nhắc lại công việc hiện
tại của bạn bằng cách xem xét điều kiện làm việc, mức độ hài lòng. Đây là quy
trình luyện tập lành mạnh cho trí não. Bạn cũng nên đặt ưu tiên tìm kiếm những
môi làm việc ít áp lực lên hàng đầu.
8) Tránh lệ thuộc vào chất cồn, chất
gây nghiện
Nhiều người tin rằng chất
kích thích có thể là một phương pháp tạm thời để xua tan căng thẳng, nhưng một
khi bạn đã nghiện thì việc dứt bỏ nó sẽ vô cùng khó khăn. Hãy bỏ ngay thói quen
xấu ngày ngay lập tức và tập trung vào những cách hiệu quả hơn để nâng cao sức
khỏe tinh thần của mình.
9) Thay đổi những thói quen khuôn mẫu
Sống theo kế hoạch, lịch biểu
là việc cần làm. Nhưng nếu những việc cần làm đó trở thành một thói quen không
thể thay đổi và khiến bạn tiêu tốn thời gian, hãy mạnh dạn thay đổi. Thay đổi lối sống hằng ngày và thêm
vào những yếu tố vui vẻ sẽ giúp bạn có được hạnh phúc trọn vẹn trong tâm trí.
10) Lên kế hoạch tìm kiếm sự giúp đỡ
Việc tham vấn những chuyên gia, đọc
sách phát triển bản thân, hỏi xin lời khuyên không làm bạn yếu đuối. Thay vào
đó, bạn có thể phát triển những nét tính cách nổi trội của mình. Bất kì ai cũng
không cần ngần ngại khi tìm kiếm những trợ giúp về mặt tinh thần.
Hãy nhớ rằng, những vấn đề tinh thần
không phải là bệnh và bạn không nên xấu hổ về chúng!
https://themindsjournal.com/enhance-mental-health/
Nhận xét
Đăng nhận xét