Đôi khi cuộc sống diễn ra rất dễ dàng. Bạn trải qua một ngày mà không vướng
bận hàng tá suy nghĩ, ràng buộc. Bạn sống từng khoảnh khắc mà không hề lo lắng,
nghi ngờ bản thân, bạn cảm giác như có cả thế giới trong tay.
Thế nhưng đôi khi
cuộc đời lại không dễ dàng đến thế. Đôi khi bạn bế tắc. Đôi khi cuộc đời giáng
cho bạn một cú đấm khi bạn đang lái xe, nhai nhóp nhép thức rau củ hay làm những
việc trong vô thức như đột nhiên rửa tay hoặc làm dấu thánh giác và liên tục lặp
đi lặp lại ‘’không đúng, không đúng, không phải sự thật’’ cho đến khi bàn tay bạn
đỏ rát, cánh tay thì đau đớn và giọng nói thì khàn đi nhưng không thể dùng lại.
Nếu dừng lại thì bạn cũng không thể lường trước được cái quái gì sẽ xảy ra,
nhưng bạn chắc rằng đó là điều bạn khiến sợ hãi. Bạn cứ mải miết làm điều ấy
cho đến khi bạn nhận ra nhìn đang làm gì, những lời nói của bác sĩ trị liệu
vang lên trong đầu bạn như một mệnh lệnh nghiêm khắc trên chiến trường ‘’chiến
đấu đi’’, nhưng bạn vẫn bất động. Không như vậy, sự thật là bạn đang chiến đấu
với bản thân bằng bản năng sinh tồn của mình. Nếu bất cứ điều gì xảy ra, hãy chấp
nhận nó, điều tra nó, ôm lấy con rồng, xoa đầu nó, nhắm mắt lại để con rồng
phun lửa đốt cháy bạn để rồi mở mắt lại, bạn nhận ra thật sự không có một con rồng
nào cả.
Hoặc nếu bạn chưa hề biết CBT là gì, cho đến khi nỗi sợ hãi qua đi, cho đến
khi bạn rút thanh kiếm ra và chém phăng đầu của con rồng thì hãy dừng lại một
chút. Điều bạn không nhận ra là con rồng đó là một hydra. Mỗi lần bạn chặt được
một cái đầu, nó lại mọc ra hai cái mới, bởi vì não bộ của bạn được vận hành
theo cách thức ấy, thói quen ấy. Tôi xin lỗi vì phép ẩn vụ vô thực ấy!
Người ta gọi đó là lo lắng nhưng thực sự không hẳn là vậy. Nếu lo lắng là một
con cọp đang ở cùng với bạn trong một căn phòng, khi lo lắng tấn công bạn là
hình ảnh con cọp lao bổ vào bạn nhe răng gầm gử hung dữ. Khi ấy, bạn không tin
được những gì diễn ra trước mắt và bạn chỉ biết chịu đựng bất kì điều gì xảy
ra. Điều này quả thật rất khó khăn đối với người bình thường. Bạn cảm thấy có lỗi
vì khiến bố mẹ bạn phải chịu đựng bạn khi bạn không thể là chính mình, không thể
mang lại những điều tốt đẹp cho mọi người, mọi lúc. Bạn ước gì mình có thể
nhưng bạn không thể, vì có những lúc nó cứ bủa vây lấy bạn, thu phục bạn và biến
bạn trở thành gánh nặng của mọi người, một gánh nặng gánh trên mình biết bao
gánh nặng nữa.
Tôi không có chút băn khoăn khi biết lí do mà hai phần ba con người ít nhất
một lần trải qua một lần trầm cảm nặng.
Tôi nghĩ nỗi thất vọng lớn nhất của cuộc đời mình là ngồi trên chiếc sofa
làm bằng da của phòng khám tâm thần. Tôi chưa từng đến đó trước kia, nằm trên
chiếc ghế như giường ấy một cách kì quái để trò chuyện. Bạn sẽ nói chuyện với
cái gì nếu ở đó? Trần nhà chăng? Nghe chẳng liên quan gì cả. Vì thế, tôi đã ngồi
trên ghế, với bố tôi ở kế bên và nhìn vị bác sĩ tâm lí đầu tiên của mình, lắng
nghe và bật cười toe toét. Phải nói thật là những gì tôi trải qua, những thứ
trong đầu tôi, chưa nghiêm trọng đến mức ấy. Câu hỏi có phải là do tôi tự trừng
phạt bản thân hoặc hậu quả tồi tệ sau những sự trừng phạt ấy là lí do tôi ở đây
là câu hỏi khiến tôi chật vật suy nghĩ. Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều như vậy.
Tôi cứ nhìn bác sĩ, cười và hỏi ‘’chúng ta sẽ làm gì?’’. Nó sẽ giống kiểu
phẫu thuật hay phát thuốc? Bác sĩ đáp tôi sẽ chỉ cần thuốc. Tôi hỏi tôi sẽ phải
dùng thuốc trong bao lâu. Bác sĩ ngập ngừng. Tôi vẫn toe toét như một con ngốc
bởi vì chúng ta rốt cuộc cũng biết cái gì là đúng, cái gì là sai. Chúng ta đang
ở cái tuổi mà chúng ta biết chỗ nào, khi nào chúng ta cần thay đổi. Nhờ vào
khoa học đấy! Hai người kia nhìn tôi bằng một ánh mắt kì quặc chưa từng thấy. Tôi
có thể miêu tả nó, như một cái nhìn của tội lỗi – một thông điệp tội lỗi chứ
không phải sợ hãi. Đơn giản là buồn. Điều đó có đáng thương sao?
Tôi hỏi họ ‘’cái gì vậy’’. Mất một lúc sau, bố tôi nói rằng ‘’bao lâu rồi’’.
‘’lâu rồi’’. ‘’mãi mãi ư?’’. Tôi không biết.
Tôi 14 tuổi và mang căn bệnh vô phương cứu chữa trong tâm trí tôi. Những chuyện
tồi tệ nhất luôn liên tục diễn ra trên thế giới này, nhưng vẫn chưa đến với tôi
đâu, chưa phải bây giờ.
Họ nói với tôi rằng nó cũng giống như một mớ dây rối bòng bong. Mớ dây rối
là cái thứ chết tiệt gì? Chết tiệt, thì cứ gỡ nó ra cho hết rối thôi. Sự giận dữ,
buồn bã chỉ xuyên qua tim tôi với những hình thái mơ hồ trong bản chất của
chính nó. Bởi vì sự thật là tôi biết. Tôi hiểu. Khi tôi nghĩ rằng đó là chứng
OCD, tôi đã tìm hiểu và dĩ nhiên là tôi nhận ra. Chúng ta sống trong thời đại
mà chúng ta có thể biết chúng ta có gì không ổn, chỉ với 1 cú click của khoa học.
Tôi biết điều đó nhưng chúng ta sẽ không thật sự tin tưởng điểu đó cho đến khi được
bác sĩ xác nhận, đúng không? Có lẽ họ đã phù phép gì dó vào những viên thuốc để
tháo mớ bòng bong ấy ra, ai mà biết được. Hóa ra tôi đã học được vài điều từ những
ngày qua. Internet khiến chúng ta luôn phát triển.
Nhưng khỉ thật, tôi sống với OCD trong 4 năm, có chủ ý. Không ai biết được
trước đó tôi đã chịu đựng nó bao nhiêu lâu và bây giờ vẫn thế. Không lâu trước
đây, tôi đã trải qua một chuỗi ngày trầm cảm nặng đầu tiên, có lẽ bây giờ tôi vẫn
chịu đựng nó, nhưng tôi vẫn khá ổn, bởi vì tôi có thể tìm thấy, học được thứ gì
đó mỗi ngày. Một quyển sách, một bộ phim, một bài hát, một người bạn, một suy
nghĩ, là những thứ giúp tôi tiếp tục chiến đấu. Ngày hôm nay, tôi chiến đấu vì
tôi biết tôi mạnh mẽ hơn OCD, và cả thông minh hơn. Nói chính xác hơn, trận chiến
này là ngang tài ngang sức. Sau tất cả, đó chính là phiên bản mà thế giới ngoài
kia đem lại chỉ dành riêng cho tôi.
Thêm vào đó, tôi luôn xử nó tơi bời. Tôi đánh bại nó mỗi lần nó đến. Tôi đánh
bại nó mỗi khi tôi có một ngày thật đẹp. Tôi đánh bại nó mỗi khi tôi không cầm
con dao để làm đau mình, tôi đã chiến thắng được 6798 ngày rồi! Chết tiệt chứng
OCD, tôi đối diện với nó mỗi ngày, như chơi một trò chơi. Mỗi lúc nỗi sợ trong
tôi dâng lên, tôi đã biết chính xác mình cần phải làm gì.
Dựa vào. Ôm. Mở rộng tầm nhìn.
https://thoughtcatalog.com/colin-carson/2013/12/you-are-stronger-than-your-ocd/
Nhận xét
Đăng nhận xét