Dasht-e Kavir ( tiếng Ba Tư: دشت كوير có nghĩa “ đồng bằng thấp” trong tiếng Ba Tư
cổ điển, được ghép từ khwar (thấp) và dasht (đồng bằng). Dasht-e Kavir còn được
gọi là Kavir-e Namak (dịch nghĩa" vùng đất thấp mặn ') hay Đại sa mạc muối,
là 1 sa mạc rộng lớn nằm ở giữa cao nguyên Iran. Dasht-e Kavir dài khoảng 800
km (500 dặm) và rộng 320 km (200 dặm) với tổng diện tích khoảng 77.600 km2 (30000
dặm vuông), giành vị trí sa mạc lớn thứ 23 của Trái đất.
Sa mạc trải dài từ dãy núi Alborz ở
phía tây tới Dasht-e Lut ở phía đông, thuộc các tỉnh Khorasan, Semnan, Tehran,
Isfahan và Yazd của Iran. Sa mạc lớn này được đặt tên theo các đầm lầy muối
("kavirs") nằm ở khu vực đó. Namak cũng có nghĩa là muối.
Dasht-e Kavir cằn cỗi và khắc nghiệt
|
Nằm ngay giữa trung tâm sa mạc là đầm
lầy Kavir Buzurg (Kavir Lớn), dài khoảng 320 km và rộng 160 km (99 dặm). Ở phía
tây sa mạc là Daryache Namak ("hồ muối") rộng 1800 km2 (690 dặm vuông).
Trên bề mặt Dasht-e Kavir xuất hiện 1 số tấm muối lớn với hình dạng như khảm trai. Nó là 1 phần của khu sinh thái được
bảo vệ nghiêm ngặt - Công viên Quốc gia Kavir rộng 4.000 km2 (1500 dặm vuông).
Một trong những nơi hoang vắng nhất của Dasht-e Kavir là Rig-e Jenn ("đụn
quỷ”).
Dasht-e Kavir mang khí hậu khô cằn,
lượng mưa và tuyết mỗi năm là rất ít. Tuy nhiên, những ngọn núi xung quanh tất
cả các mặt đã cung cấp nhiều dòng chảy để tạo ra vô số hồ, vùng đầm lầy và những
playa (hồ nước nhỏ hình thành nhanh và bốc hơi nhanh giữa sa mạc).
Nhiệt độ của sa mạc này có thể đạt
tới 50 ° C (122 ° F) vào mùa hè, nhiệt độ trung bình trong tháng là 22 ° C (72
° F). Nhiệt độ ngày và đêm trong năm có thể chênh lệch nhau lên đến 70 ° C (158
° F). Mưa thường rơi vào mùa đông.
Hồ muối Daryache Namak khô cằn nứt ra thành những mảng muối lớn như hình khảm trai
|
Đất sa mạc được bao phủ bởi cát, sỏi,
có đầm lầy, hồ nước và sông theo mùa. Nhiệt độ cao tại Dasht-e Kavir gây ra sự
bay hơi cực đoan, khiến các đầm lầy và đất bùn vỡ vụn tạo nên các mảng vỡ muối
lớn. Tại đây, các trận bão lớn thường xuyên xảy ra, tạo nên những đồi cát đạt đến
chiều cao 40 m. Một số phần khác của Dasht- e Kavir có hình dạng giống thảo
nguyên.
Kavir là 1 hệ thống các hồ lớn được
hình thành ngay thời kì hậu băng hà, niên đại khoảng 3000 năm. Vào thời điểm đó,
mưa gió mùa châu Á can thiệp sâu vào miền trung tâm Iran, mang theo những cơn mưa
mùa hè nặng hạt khiến vùng đất hình thành nhiều hồ ở các lưu vực khép kín của
cao nguyên miền trung tâm, từ đó hình thành các Kavir và sa mạc khác trong khu
vực.
Người ta có tìm thấy những bia đá
chữ khắc ở Sialk tappeh (1 địa điểm khảo cổ cổ đại, tepe hoặc tappeh có nghĩa là "đồi"
hay "gò") ghi chú 1 cuộc viếng thăm của nữ hoàng đến thành phố được
xác định là Tell-i Bakun, phía đông nam thành phố Yazd, bằng “đường biển”. Những
bờ biển dài ở các độ cao khác nhau vẫn còn tồn tại trong Kavir là nhân chứng
cho sự hiện diện của những hồ được hình thành nhờ gió mùa thời kì hậu băng hà ở
miền trung tâm Iran, nơi mà bây giờ bị sa mạc thống trị.
Dasht-e Kavir được hình thành từ nhiều thiên niên kỉ trước từ thời kì hậu băng hà
|
Tuy khí hậu khắc nghiệt nhưng
Dasht-e Kavir có thảm động thực vật hết sức phong phú và đa dạng. Thảm thực vật
ở Dasht-e Kavir có thể thích nghi với khí hậu nóng, khô cằn và đất mặn. Các loài
thực vật phổ biến như cây bụi và cỏ chỉ có thể được tìm thấy ở 1 số thung lũng
và trên các đỉnh núi.
Loại thực vật phát triển mạnh mẽ và
phổ biến nhất là ngải cứu. Chim giẻ cùi Ba Tư mặt đất là 1 loài chim sống trong
1 số vùng của cao nguyên sa mạc, cùng với chim otit Houbara, chim chiền chiện,..
linh dương Ba Tư sống ở các khu vực thảo nguyên và sa mạc cao nguyên trung tâm.
Cừu hoang dã (ovis orientalis), lạc đà, dê (capra aegagrus) và báo Ba Tư là những
loại động vật phổ biến ở các khu vực miền núi.
Đêm về chính là thời gian cho cuộc
sống của những loài như về mèo hoang, chó sói, cáo,... Trong vài vùng của sa mạc,
bạn có thể tìm thấy 1 giống lừa rừng Ba Tư (tiếng Ba Tư: gur) và đôi khi là ngay
cả những con báo châu Á. Thằn lằn và rắn sinh sống ở những nơi khác nhau trên
các cao nguyên trung tâm.
Loài ovis orientalis của sa mạc Dasht-e Kavir
|
Nhiệt độ thời tiết cực đoan, thường
hay xuất hiện bão của sa mạc Dasht-e Kavir gây xói mòn sâu rộng và gần như
không thể trồng trọt. Sa mạc này hầu như không có người sinh sống và không thể
khai thác. Chăn nuôi lạc đà, cừu và nông nghiệp là nguồn sống cho một bộ phận
nhỏ người dân, canh tác trên khoảng đất nhỏ riêng biệt.
Con người sinh sống cũng rất hạn chế
trên 1 số ốc đảo, nơi những công trình xây dựng nhà ở chắn gió ngày càng phát
triển để đối phó với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Về thủy lợi, Iran đã phát triển 1 hệ
thống nước giếng phức tạp của gọi là qanta. Những công trình này hiện vẫn đang
được sử dụng và hệ thống lấy nước sử dụng toàn cầu hiện đại được xây dựng dựa
trên kỹ thuật của qanta.
Hệ thống qanta trữ nước tài tình của người sống tại Dasht-e Kavir |
Nhận xét
Đăng nhận xét