Người Thấu cảm và các mối
quan hệ là chủ đề nóng nhưng thường bị nhiều người trong Thời đại mới bỏ quên. Nhưng
theo tôi, điều quan trọng nhất là phải hiểu được tất cả những khía cạnh tiêu cực
của mọi việc. Năng lực tự nhận thức của chúng ta càng cao thì đời sống của con
người ngày càng được phát triển và rộng mở.
Một trong những vấn đề lớn
nhất mà tôi từng được chứng kiến (cả trong cuộc sống của chính tôi và với những
nhân chứng Thấu cảm mà tôi đã làm việc cùng) là vấn đề của những mối quan hệ đồng
phụ thuộc.
Đồng phụ thuộc (codependency)
là trường hợp 2 người có một mối quan hệ thân thiết và phụ thuộc quá mức lẫn
nhau về mặt cảm xúc, đặc biệt là khi một người quan tâm, chăm sóc người còn lại.
Hầu hết những người Thấu
cảm đều trải qua vấn đề này ít nhất 1 lần nếu không muốn nói là rất nhiều lần.
Người Thấu cảm luôn khó khăn trong việc nhận ra những ranh giới lành mạnh bởi
vì họ bẩm sinh (hoặc theo tiềm thức) dành quá nhiều thời gian để khám phá con
người người khác khiến họ không biết được những việc cần làm, nơi để bắt đầu và
kết thúc.
Với tôi, bài báo này chứa
đựng lượng thông tin cao, miêu tả chân thật và chính xác tính cách của chúng
tôi – những người Thấu cảm cần hiểu về bản thân để phát triển những mối quan hệ
lành mạnh, phá vỡ những hình thức đồng phụ thuộc gây tổn thương nhau. Tôi mong
bài báo sẽ giúp làm sáng rõ hơn nhiều khía cạnh chưa được tốt của người Thấu cảm.
(Marilisa
Sachteleben)
14 năm về trước, tôi
khám phá ra được tôi là người Thấu cảm. Tôi luôn biết rằng mình, ngay cả khi
còn là một đứa trẻ, có thể cảm nhận được người khác; nỗi đau, nhưng thật tốt
khi tôi có thể biết tên của thứ năng lực nhạy cảm mãnh liệt ấy.
Empathguide.com đã định
nghĩa về người Thấu cảm khá chân thực: bị phê phán, chịu đựng, tổn thương, nhục
nhã, xấu hổ là những thứ mà người Thấu cảm phải chịu đựng.
Nhìn thấy cảm xúc của
người khác la một năng lực đau đớn. Thế nhưng khi biết mình là một người với khả
năng như vậy, tôi đã có thể giải thích toàn vẹn về những cuộc tranh đấu bên
trong con người tôi, thứ có thể phá hủy hoặc chữa lành những mối quan hệ.
* Tôi có thể đọc được
trái tim. Sự đồng cảm là cảm xúc của mình về một người khi mình hiểu người đó từ
bên trong, còn thấu cảm là cùng ai đó cảm nhận. Nó cũng tương tự như tôi sống trong
đầu và trái tim của họ.
Tôi hiểu động lực và lí
do của họ. Tôi ngụy biện cho những lí do mà họ còn chưa nghĩ đến.
* Tôi luôn ở trong những
nỗi đau. Người Thấu cảm luôn phiền muộn bởi vì liên tục cảm nhận nỗi đau của
người khác khiến chúng tôi kiệt sức. Đôi khi, cuộc sống trở nên khổ sở khi
chúng tôi như phải gánh vác thế giới với tất cả những tội lỗi, đau khổ và nỗi
buồn trên đôi vai mình.
* Tôi hoang tưởng. Là một
người mẹ và người vợ, tôi cảm nhận được dòng chảy mạnh mẽ của đam mê, sự đồng cảm
và thân thiết với các thành viên trong gia đình. Điều đó thật tốt, ngoại trừ việc
tôi lo lắng cho họ 24/7. Tôi dễ dàng trở thành một bà mẹ đáng sợ.
Tôi đã đọc được về một
người mẹ không để con cái rời khỏi tầm mắt vì sợ những điều mà cô ta không kiểm
soát được. Tôi hiểu cảm giác đó, nhưng hầu hết mọi người không hiểu được. Họ
nghĩ chúng tôi đã quá kiểm soát, nhưng chúng tôi là vậy và chúng tôi cần làm vậy.
Sự thấu cảm bắt buộc chúng tôi phải liên tục cẩn trọng như vậy.
* Tôi cố gắng kiểm soát
người khác. Bởi vì người Thấu cảm hiểu nỗi đau của người khác, chúng tôi bắt đầu
tin rằng chúng tôi có tránh nhiệm về nỗi đau đó và phải tiêu diệt nó. Tội lỗi
khiến chúng tôi làm vậy.
Để khuyên giải, chúng
tôi cố gắng để sửa chữa, làm đúng và thay đổi hành vi của họ. Chúng tôi cũng hi
vọng rằng có thể khiến cho họ dừng làm tổn thương chính mình và tổn thương
chúng tôi.
* Tôi khiến người khác
phát điên. Tôi nhận ra mình là người Thấu cảm lần đầu tiên tại một bữa tiệc. Một
cô gái ngã và gãy tay. Tôi bắt đầu khóc nức nở và run rẩy. Tôi mất tỉnh táo.
Tôi cảm nhận được sự đau đớn của cánh tay cô ấy, sốc và sợ hãi.
Bạn bè tôi lo lắng cho
cô ấy nhưng lại hoảng sợ vì phản ứng của tôi. Một người nói ‘Mar, cậu thật sự có
quyền lực của Chúa trao để ‘chịu đựng nỗi đau của ngưởi khác’!’ Từ đó, những
người bạn của tôi đã dè chừng tôi hơn.
* Tôi vô cùng dễ bị tổn
thương. Nếu đến bạn bè cũng không thể chịu đựng người Thấu cảm, hãy tưởng tượng
chúng tôi sẽ thế nào nếu ở bên những người không an toàn. Chúng tôi dễ trở
thành con mồi cho những con thú săn thịt.
Tôi đã từng bị la hét, tủi
nhục, trừng phạt, lạm dụng, nhạo báng vì tính thấu cảm của mình. Chúng tôi là một
người đồng hành đồng phụ thuộc tuyệt vời có thể gây nghiện cho kẻ khác!
* Thấu cảm vừa là một
món quà vừa là một lời nguyền. Khả năng nhìn sâu vào trái tim của ai đó
là một con dao 2 lưỡi. Tôi đã từng biết những điều đến bây giờ vẫn không ngừng
làm tôi tổn thương.
Lòng trắc ẩn khiến tôi tổn
thương nhưng tôi vẫn tiếp tục thấu hiểu cảm xúc. Tôi có thể hiểu được nhờ trực
giác của mình lí do mà những hành vi của con người xuất hiện. Tức giận với ai
đó cũng chính là tức giận với bản thân.
* Tôi bị bệnh dễ hoảng
loạn. Đây là phần khó khăn nhất để thừa nhận nhưng là điều cần thiết phải biết.
Trong nỗi đau của mình, tôi đã hoàn toàn sụp đổ, tự làm bản thân và những người
tôi yêu tổn thương.
Điều kì cục nhất là tôi
lại làm tổn thương những người mà tôi muốn bảo vệ nhất. Tôi từng cảm thấy một tội
lỗi không thể chấp nhận được vì điều này.
Bây giờ tôi đã nhận ra
lí do hợp lí cho tất cả những sự tra tấn này. Khi những người tôi yêu làm tổn
thương chính họ, họ làm tổn thương tôi gấp đôi. Khi tôi giận dữ với họ, chính bản
thân tôi cảm thấy tồi tệ nhất.
Câu chuyện của tôi vẫn
được tiếp tục viết nhưng tôi nghĩ nó sẽ có một cái kết có hậu. Tôi may mắn vì
có một gia đình yêu quí luôn ủng hộ mình. Tôi đang học hỏi để nhận ra nỗi ám ảnh
đồng cảm và xử lí nó.
Tôi đang sử dụng những
chỉ trích đang tồn tại để hiểu bản thân, mục tiêu và những mối quan hệ hơn.
Tôi tìm kiếm những ý
nghĩa tích cực để bản thân không bị chìm đắm vào nỗi lo lắng. Tôi cũng tìm kiếm
những nguồn năng lượng lành mạnh cho sự thấu hiểu cảm xúc của mình.
https://themindsjournal.com/being-empath-not-notrelationship/
Nhận xét
Đăng nhận xét