Bị thao túng cảm xúc là thứ gì đó
mà chúng ta đều đã trải qua, kể cả khi ta không nhận ra. Những người đóng vai nạn
nhân, khiến người khác cảm thấy có tội hoặc xấu hổ về bản thân họ mà không vì
lí do gì cả; hoặc những người bóp méo lời nói của họ (hoặc của bạn) là những ví
dụ hoàn hảo cho sự thao túng cảm xúc.
Tôi đã gặp rất nhiều loại người này
trong cuộc đời và tôi nghĩ mọi người cần xác định hành vi này càng sớm càng tốt
nếu nó xuất hiện trong những mối quan hệ của bạn.
Tôi cũng đã gặp những người hoàn
toàn nhận thức được rằng mình bị thao túng cảm xúc, và do đó đã phải tự vệ mà
không được chuẩn bị trước những công kích như vậy.
Tôi sẽ chỉ cho bạn những cách để chỉ
đích danh những hành vi thao túng cảm xúc. Và một khi bạn nhận ra được nó, bạn
có thể ngăn chặn việc nó thao túng hết sức mạnh, niềm vui trong cuộc sống bạn.
Họ khiến bạn cảm thấy có lỗi vì những
rắc rối của chính họ
Cho dù họ đã đưa ra những lí do
chính đáng cho việc vì sao họ đến trễ, vì sao họ liên tục rỗng túi hay quên
sinh nhật của bạn, một người thao túng cảm xúc sẽ xoay chiều những vấn đề về
phía bạn và khiến bạn cảm thấy mình có trách nhiệm đối với những rắc rối của họ.
Họ sẽ nói rằng ‘tôi đã
làm cái này’ hoặc ‘tôi đã không làm cái kia’ bởi vì họ đang phải trài qua điều gì đó và không muốn khiến
bạn phiền lòng về những rắc rối đó. Có lẽ họ sẽ bám lấy giả thuyết đó không rời
và cho rằng do bạn quá bận rộn với những vấn đề của chính mình mà quên họ đi.
Cho dù với bất kì lí lẽ nào mà họ đưa ra, bạn cũng cần chú tâm vào điều thực sự
đang diễn ra ở đây.
Đầu tiên, những lời biện minh của họ
sẽ nghe như thể rất ghê gớm hoặc hoàn toàn là điều nhảm nhí. Sau đó, họ sẽ kết
thúc buổi thuyết trình bằng sự chỉ trích khiến bạn cảm thấy tội lỗi và bạn
chính là người phải nói lời xin lỗi.
’Tôi xin lỗi vì đã đi làm trễ. Tôi đã
bị đau đầu kinh khủng. Đáng lẽ tôi phải kể về cơn đau đớn mà tôi phải chịu đựng.
Tôi đáng lẽ nên tìm đến những viên aspirin hay thứ gì... nhưng, anh nói đúng,
tôi đáng ra phải ráng gọi điện thông báo về cơn đau nửa đầu ấy’
Đừng cảm thấy có lỗi vì đã kì vọng
ai đó nhận trách nhiệm cho hành động của chính họ! Đừng cho phép họ thao túng cảm
xúc của bạn. Với tình huống trên, bạn có thể nói ‘rất tiếc
vì bạn bị đau như vậy’, nhưng hãy nhắc nhở mình rằng họ vẫn cần phải đúng giờ. Bạn
có thể vừa kiên định như vậy mà không bị rơi vào thế đối đầu với họ.
họ luôn luôn và mãi mãi là nạn nhân
Dấu hiệu thao túng cảm xúc này gắn chặt
với những điều đã được đề cập ở trên. Trong cùng ví dụ trên, người này đang
đóng vai nạn nhân trong tình huống ấy. Loại thao túng cảm xúc này chơi đùa với
lòng đồng cảm của bạn, họ khiến bạn phải hỗ trợ họ, lo lắng và ‘nuôi nấng’ họ.
Họ hiếm khi chiến đấu trong trận
chiến của chính họ và luôn tìm kiếm người thu dọn đống lộn xộn của họ.
Với những người luôn là nạn nhân
này, bạn chỉ cần đơn giản nhắc bản thân rằng bạn có thừa lòng tin vào khả năng
tự lo cho bản thân của họ. Khi đó, cái tôi của họ sẽ đồng ý với bạn và vui vẻ
hơn (hoặc không). Hoặc có thể họ sẽ tiếp tục cố gắng lôi kéo bạn vào tiết mục
biểu diễn của họ - khi bạn nhất quyết bước đi, để mặc họ với bộ phim mà họ đang
cố đóng.
Họ nói một đằng làm một nẻo
Bạn có thể nghe được rằng hành động
hô vang hơn lời nói, và đó là sự thật. Người thao túng cảm xúc làm thì rất dở,
nên họ nói rất nhiều để chứng minh họ có hỗ trợ và đáng được tin cậy. Nhưng hầu
hết những lời nói đó sẽ khiến bạn nản chí bởi vì không bao giờ họ làm được như
nói cả!
Hãy nói rằng bạn đã sẵn sàng để tìm
một công việc mới. Bạn hỏi người đó rằng họ có ủng hộ quyết định đó của bạn hay
không. Câu trả lời nhận được sẽ luôn là ‘tất nhiên! Tôi sẽ luôn ủng hộ bạn’. Bạn cũng cho họ biết thời gian diễn ra cuộc phỏng vấn và
bạn không có xe để đi đến đó.
Thế nhưng tức cười rằng, khi bạn cần
điều gì đó ở một người thao túng cảm xúc, cho dù họ ủng hộ bạn thì bạn cũng chỉ
thất vọng mà thôi.
Bạn có thể đối đầu với kiểu hành vi
này nhưng nó sẽ chỉ dẫn đến những thao túng nhiều hơn. Ví dụ, người thao túng cảm
xúc trong trường hợp này hiểu rằng họ đã cản trở bạn khỏi những gì bạn cần và
muốn làm.
Nếu bạn mượn xe của họ, họ sẽ trả lời
rằng ‘Tôi ủng hộ bạn nhưng tôi cũng có việc cần làm rồi, cuộc sống
cũng không thể ngừng lại vì bạn có cuộc phỏng vấn mà, phải không?’ Vậy
nên, tốt hơn hết là bạn hãy tránh mong đợi bất cứ điều gì từ những người như vậy.
Họ nói dối, nói dối và lại nói dối
Nếu bạn thấy quen thuộc với thể loại
‘hành động điên rồ’ thì bạn cũng sẽ biết thể loại nói dối
mà tôi sắp sửa nói đến. Những người nói một điều, xong lại phủ nhận điều đó, là
những người ‘hành động điên rồ’. Người thao túng cảm xúc là chuyên
gia về điều này.
Những chuyện này có thể nhỏ xíu như
việc đổ rác hay lớn như việc trả học phí. Khi trong trường hợp đó, họ luôn diễn
vở tuồng ‘họ chưa bao giờ nói điều đó’. Đó là
lời nói dối nực cười nhất và khiến bạn có thể phát điên lên được.
Thật sự, họ có thể nói dối một cách
trơn tru, rất thuyết phục để khiến bạn bắt đầu nghi ngờ bản thân và tự hỏi điều
gì đang xảy ra. Loại thao túng cảm xúc này rất nguy hiểm bởi vì nó thật sự làm
rối loạn khả năng nhận thức sự thực của bạn.
Có 2 cách trực tiếp để xử lí vấn đề
này: mang theo một cây bút để họ thấy bạn viết lại những gì họ đang nói, hoặc
thu âm. Việc nhìn thấy ai đó viết lại lời nói khiến người thao túng càm xúc càm
thấy bất an và buộc họ phải thành thật hơn.
Riêng cá nhân tôi, tôi đã phải dùng
cách ghi âm khi ở trong trường hợp như vậy. Thật ra việc tôi ghi chép ban đầu trông
như một hành động vô, nhưng khi họ nghe được những lời mà họ đã khinh thường từ
chối, sắc mặt họ đã phải thay đổi.
Thật sự, nếu một tình bạn hay mối
quan hệ của bạn đang đi đến mức phải sử dụng những cách này để chứng minh rằng
bạn đúng, tốt nhất bạn nên nhanh chóng kết thúc.
Họ nghĩ mọi thứ đều là một cuộc
ganh đua
‘Ô, xe của
bạn hỏng rồi sao? Nhưng nó vẫn không tồi tệ bằng chuyện đã xảy ra với tôi hôm
qua đâu’
Nếu bạn có rắc rối, họ có rắc rối lớn
hơn. Người thao túng cảm xúc nuôi nấng rắc rối đến nỗi chính họ góp phần tạo
nên phần lớn những rắc rối đó. Họ chửi rủi trong ánh đèn sân khấu, và nếu bạn cố
đoạt lấy sự chú ý về phía mình, những gì bạn nhận được sẽ là cơn thịnh nộ của họ
mà thôi.
Họ không chỉ ganh đua với bạn ở những
khía cạnh tiêu cực và rắc rối của vấn đề. Nếu bạn kể với cô bạn thân ở chỗ làm chồng
bạn đã làm những điều lãng mạn cho bạn ra sao, người thao túng cảm xúc sẽ kể
xen vào điều tuyệt vời không tưởng mà chồng cô ta đã làm, rằng anh ta cũng là một
lính cứu hỏa đã cứu một chú mèo con bị thương và tình nguyện đến châu Phi để giải
quyết nạn đói thế giới. Và anh ta cũng là người bạn thân của Chúa nữa!?!
Bạn hãy cứ để cho họ đắm chìm trong
những câu chuyện cổ tích đầy hào quang. Bạn cũng nên quen với việc chuyện này
lúc nào cũng xảy ra và nên bước ra xa khỏi con người ấy. Việc giành lấy sự chú
ý của câu chuyện về mình sẽ chỉ khiến người thao túng cảm xúc có cơ hội để đóng
vai nạn nhân một lần nữa mà thôi.
Họ yêu cầu những điều mà họ biết chắc
rằng bạn sẽ đồng ý nhận lời
Bất cứ người thao túng cảm xúc nào
cũng rất quen thuộc với chiến thuật này. Họ sẽ yêu cầu thứ gì đó, và thường có
được nó, bằng cách hỏi xin thứ lớn lao hơn thứ họ cần thật sự.
Nếu họ nhờ bạn làm giúp họ 2 giờ
làm thêm, họ sẽ không nói họ cần 2 giờ bởi vì bạn sẽ nói không và cảm thấy vô tội.
Thay vào đó, họ xin bạn đến 5 giờ, và nếu bạn nói không, một giao ước từ chối
được đưa ra ‘ Vậy chỉ 2 giờ thôi có được không?’
Bạn thường có khuynh hướng đồng ý với
lời đề nghị thứ hai bởi vì bạn đã từ chối đề nghị đầu tiên. Đó là tâm lí 101.
Cách duy nhất để xử lí tình huống này là nói không một cách thẳng thừng. Sau
khi nhận ra họ không thể thao túng lấy bạn và nhận câu trả lời họ muốn, họ sẽ dừng
nhờ vả bạn.
Họ sẽ khiến bạn tin họ bởi vì ‘họ cũng tin tưởng bạn’
Khi lần đầu tiên bạn gặp một người
thao túng cảm xúc, bạn không nhận ra được ngay lập tức mánh khóe tinh quái của
họ. Thật ra, họ sẽ mở lòng với bạn bằng cách chia sẻ những câu chuyện đầy kịch
tính hoặc những thông tin cá nhân sâu sắc của họ.
Loại hành vi này chủ ý trói chặt và
khiến bạn phải cảm thấy rằng ‘woa, người này phải rất tin tưởng mới
thật lòng với mình như vậy’. Họ cố ý muốn bạn thấy rằng họ mỏng
manh, yếu đuối, nhưng thật sự họ là người trái ngược hoàn toàn.
Một khi họ nắm được lòng cảm thông
và sự chú ý của bạn, họ sẽ bắt đầu tiến đến thực hiện những chiến thuật tiếp theo.
Bạn không được tin vào điều này. Sự
tin tưởng của con người nên được gặt hái bằng những hành động đáng tôn trọng và
có sự kết nối cảm xúc chặt chẽ. Sự tin tưởng không thể được lấy bằng những câu
chuyện - có thể có hoặc không độ tin cậy, được kể từ một kẻ thao túng cảm xúc.
Với tất cả những chiến thuật này,
người thao túng cảm xúc đã chơi đùa với cảm xúc của bạn – sử dụng
sự tội lỗi, đồng cảm, oán hận, bối rối và tiêu cực để phục vụ mục đích của họ.
Như tôi đã khẳng định ở trên, người
thao túng cảm xúc là loại người nguy hiểm. Bất cứ người nào có thể điều khiển cảm
xúc của bạn và khiến bạn cảm thấy những điều họ muốn bạn như vậy, có năng lực để
thao túng bạn và niềm hạnh phúc của bạn.
Tôi biết rằng không phải ai cũng
thoải mái mà đối đầu với người thao túng cảm xúc như tôi. Vì thế, tôi nghĩ rằng
những lời khuyên sẽ không phù hợp với mọi người trong mọi trường hợp.
Kinh nghiệm cá nhân đã dạy tôi rằng
nên tránh càng xa những người này càng tốt, bởi vì tôi không có đủ sức để chịu
đựng những thứ vớ vẩn mà họ quăng cho tôi thêm chút nào cả. Điều tốt nhất bạn cần
làm là bỏ đi khỏi những hành động và thái độ bạn không đáng phải nhận.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng, việc nói
thẳng với ai đó rằng họ là một kẻ khốn thao túng cảm xúc và bạn chẳng phải là nạn
nhân của họ cũng là một ý kiến không tồi!
Hãy bảo vệ bản thân bạn trước những
kiểu người như thế bằng cách để tâm vào cảm xúc của bạn và nguyên nhân gây nên
những thay đổi cảm xúc bên trong.
Nếu bạn cảm thấy kiệt sức, thiếu
năng lượng, buồn bã hay thất vọng khi ở cạnh 1 hoặc 2 người nào đó, kiểm chứng
xem họ có những dấu hiệu đã nêu ở đây không.
Nếu bạn nhận thấy có ai đó trong cuộc
đời bạn có những miêu tả trên đây, bạn không những nên loại họ ra khỏi cuộc sống
của bạn mà bạn cần tự thoát ra khỏi trò chơi lôi kéo tâm điểm chú ý. Bạn bây giờ
đã biết những điều cần làm rồi phải không? Và như G.I. Joe đã nói: ‘Kiến thức là sức mạnh’.
Nhận xét
Đăng nhận xét