Trầm cảm gây ảnh hưởng lớn và có thể
bám theo bạn một khoảng thời gian dài nếu không được loại bỏ. Trầm cảm chính là
cảm giác choáng ngợp những buồn phiền, u ám và cảm giác chán đời. Chứng rối loạn
tâm thần này gây suy nhược, khiến con người tê liệt trong trạng thái nghiện và
căng thẳng, dẫn đến ý định tự tử.
Những trạng thái sầu muộn này có thể
biến chứng thành chứng rối loạn nghiêm trọng và cần biện pháp can thiệp kịp thời.
Trầm cảm cũng có thể là triệu chứng của những vấn đề sức khỏe tinh thần khác. Trầm
cảm đang tồn tại nếu bạn trải qua ít nhất 5 triệu chứng dưới đây, trong vòng ít
nhất 2 tuần liên tiếp:
- Tâm trạng chán nản trong hầu hết
các ngày, đặc biệt vào buổi sáng
- Mệt mỏi hoặc mất năng lượng gần
như mỗi ngày
- Cảm giác vô giá trị hay cảm giác
tội lỗi gần như mỗi ngày
- Mất tập trung, thiếu quyết đoán
- Chứng mất ngủ (không ngủ được) hoặc
chứng buồn ngủ (ngủ quá nhiều) hầu như mỗi ngày
- Gần như tất cả các hoạt động thường
ngày đều ít quan tâm và đánh mất niềm vui
- Liên tục có những suy nghĩ về cái
chết hoặc tự tử
- Một cảm giác bồn chồn hoặc đang bị
chậm lại
- Giảm cân hoặc tăng cân đáng kể
Trầm cảm không phải chuyện đùa. Người
trầm cảm, khi phải trải qua chứng rối loạn tâm trí này, thật sự không cần những
lời châm biếm. Bạn có thể nghĩ rằng mình chỉ muốn giúp, bằng những nhận xét thiếu
tế nhị, nhưng thực ra bạn đã chẳng giúp ích được gì cả.
Dưới đây là 8 điều bạn nên tránh
nói với những ai đang phải trải qua những thương tổn tâm lý như vậy:
“Mày
không thể bỏ cái thói ấy ngay bây giờ à?”
Câu nói này hoàn toàn phủ nhận chứng
rối loạn tâm thần. Nó khiến người đó cảm nhận được rằng bạn đang thương hại họ.
Điều đó khiến người đang phải đối mặt
với nỗi buồn phải ngẫm nghĩ và càng xa cách với người khác hơn. Không ai muốn
mình trở thành một gánh nặng của ai khác cả.
“Chỉ là mày
tưởng vậy thôi”
Trong xã hội này, sự kì thị đối với
những chứng bệnh tâm thần đã ăn sâu vào tiềm thức của con người, khiến con người
kinh sợ chúng.
Chúng ta đang bị tung hỏa mù bằng sự
kiểm soát liên tục của các phương tiện truyền thông và những điều tiêu cực về
chứng trầm cảm, lo lắng hay những rối loạn tâm thần khác.
Mặc dù hàng triệu con người đang phải
chịu đựng ít nhất một chứng rối loạn tâm thần nào đó, xã hội chúng ta vẫn không
thể hiểu và thông cảm được.
Chúng ta xem những bệnh/ chứng rối
loạn tâm thần là dấu hiệu của sự yếu ớt. Nói ra câu nói này với một người trầm
cảm sẽ khiến họ hạ thấp khả năng thấu hiểu cảm xúc của chính mình. Chính khi
đó, bạn đã khiến họ nghĩ rằng chính họ đang tự bịa ra những vấn đề khó khăn ấy
mà thôi.
“Tao đã
nghĩ rằng mày mạnh mẽ hơn thế này”
Thông thường, kiểu người nói ra những
câu nói như thế này là những người mà chính bản thân họ cũng đang tránh đối đầu
với những vấn đề cảm xúc của riêng họ. Đây là một thái độ ngu ngốc.
Họ không hề để tâm đến tâm trạng của
người khác trong khi cố gắng thúc ép bản thân trở nên vui vẻ hơn. Giá mà mọi
chuyện được dễ dàng như thế thì đã tốt!
“Vui vẻ
lên, mạnh mẽ lên, cuộc sống của ai cũng khó khăn cả mà”
Phát ngôn này là một phát ngôn thiếu
hiểu biết, thiếu nhạy cảm. Nó thiếu lòng đồng cảm cho nỗi buồn và cảm xúc của
người khác. Những ai nói ra câu nói này chắc hẳn có vấn đề trong việc thấu hiểu
cảm xúc của người khác.
Nói cách khác, câu nói này khiến
người ta nghĩ rằng vũ trụ không xoay quanh họ và trầm cảm là yếu đuối.
“Chẳng
ai nói rằng cuộc đời này công bằng cả”
Câu nói này trái ngược với sự cảm
thông. Nói câu ấy giống như bạn đang bảo một người trầm cảm thoát ra khỏi sự đắm
chìm trong thế giới của riêng họ và quay trở lại với hiện tại.
Một người trầm cảm không thể có đủ
năng lượng để hiểu điều đó một cách rõ ràng. Những nỗi buồn khổ mà họ đang chịu
đựng thật sự là quá nhiều. Trầm cảm không có nghĩa là ích kỉ. Trầm cảm làm tê
liệt khả năng nhìn thấy những mặt tốt đẹp của cuộc đời.
“Trưởng
thành đi”
Trầm cảm có thể xảy ra với bất cứ
ai. Nó sẽ không tha cho bạn dù bạn ở độ tuổi nào đi chăng nữa. Lời nói này thể
hiện sự thiếu tấm lòng đồng cảm và sẽ nhanh chóng dập tắt tinh thần của người
khác.
Các triệu chứng cơ bản của trầm cảm
là những vấn đề thật sự. Bắt người khác trưởng thành không phải là giải pháp để
loại bỏ nó. Trong nhiều trường hợp, quá trình trưởng thành, gánh vác nhiều
trách nhiệm nặng nề chính là nguyên nhân gây nên trầm cảm.
“Có lẽ mày
nên cố rút kinh nghiệm từ những sai lầm”
Nhiều người cho rằng chỉ ra khuyến
điểm của người khác là cách để giúp đỡ hoặc giúp họ có cách nhìn, quan điểm tốt
hơn. Thế nhưng, những người đang phải trải qua chứng trầm cảm đã và đang phải
chịu đựng sức nặng của thế giới trên vai và phải nghe những điều này chỉ là họ
cảm thấy bất an hơn mà thôi.
Người trầm cảm hiểu rõ lỗi lầm của
chính họ. Khơi lại sự sai lầm đó không những không có ích mà còn gây ra cho họ
thêm nhiều áp lực. Nó khiến gia tăng cảm giác thất bại nặng nề.
“Hạnh
phúc nằm trong suy nghĩ của mày đấy”
Một trí não “khỏe” có khả năng tự điều chỉnh để hòa hợp với mọi thứ. Thế
nhưng, một trí não đang phải chịu đựng những căng thẳng nghiêm trọng, sự bất an
hay trầm cảm không thể nhìn thấy ánh sáng phía cuối con đường.
Trầm cảm có thể xảy ra khi người ta trải qua một
thay đổi hay mất mát lớn trong cuộc đời. Phiền muộn và buồn đau là một phần của
cuộc đời.
Tại thời điểm ấy, người trầm cảm
không thể chinh phục trí não, đẩy lùi vấn đề của họ. Đó là những khó khăn không
dễ gì bị đẩy lùi.
Trầm cảm có thể đến nhiều lần trong
cuộc đời, nhưng luôn có những sự giúp đỡ đâu đó xung quanh mình. Sức khỏe thể
chất và tinh thần của con người là vô giá.
https://www.powerofpositivity.com/avoid-saying-8-things-someone-depression/
Nhận xét
Đăng nhận xét