Những giọng nói bên trong chúng ta,
chúng liên tục, tới tấp và luôn hiện diện. Thông thường, chúng ta không nhận thức
được những cuộc đối thoại thầm kín bên trong. Những cuộc đối thoại với bản thân
liên tục lặp đi lặp lại như bản ghi âm bị lỗi trong tâm tưởng con người.
Tuy
nhiên, tiếc thay là những cuộc đối thoại nội tâm này thường xuyên chứa đựng tư
tưởng và niềm tin khiến ta tự chế giễu và hủy hoại, nghi ngờ chính bản thân mình.
Không có gì ngạc nhiên khi trong
chúng ta, nhiều người cảm thấy tê liệt và tức tối khi nhận ra và hoàn thiện bản
thân theo một cách lạ lùng. Chúng ta dường như không thể đạt được bất kì thứ gì
mà không cần đến những sự can thiệp dồn dập từ bên trong: những lời chỉ trích,
nỗi vô vọng và lo lắng. Một ngày không thể trôi qua nếu thiếu đi những suy nghĩ
“Tôi vô dụng”, “tôi không thể làm điều này”, “tôi lẽ ra đã làm tốt hơn”. Và từ
đó, chúng ta thấy kiệt sức và bị hạ gục – bởi chính bản thân!
Nhưng chúng ta không sinh ra để trở
thành kẻ thù lớn nhất của bản thân. Vậy từ đâu những cảm xúc tiêu cực đầy nghi
hoặc tấn công bạn? Và làm thế nào để mỗi người chúng ta có thể sống trọn vẹn
hơn.
Lần đầu tiên tôi tìm ra ý tưởng về
4 dạng tâm lí ẩn này là 3 năm trước, trong cuốn sách của Edmund Bourne về Anxiety
& Phobia (lo lắng và ám ảnh). Tại thời điểm đó, tôi đang chật vật để
thoát ra khỏi điều mà theo tôi - chỉ là một ca nặng của chứng rối loạn lo âu xã
hội (social anxiety - SA).
Kể từ đó, tôi đã chiến thắng SA bằng
cách sử dụng tâm trí để chế ngự những suy nghĩ tiêu cực trong nội tâm. Thật vậy,
4 dạng tâm lí ẩn này luôn tồn tại trong mỗi chúng ta, ở dạng này hoặc dạng
khác.
Lo lắng
Chỉ trích
Nạn nhân
Chủ nghĩa hoàn hảo
Điểm chung của cả 4 dạng này chính
là khả năng dẫn dụ lo lắng thành công. Chúng tạo nên những cuộc độc thoại nội
tâm tiêu cực dưới nhiều dạng khác nhau.
Cách chúng làm con người tê liệt
Dưới đây là những liệt kê, mổ xẻ,
xem xét từng dạng tâm lí này. Trước hết là câu hỏi: loại nào là loại chiếm vị
trí lớn nhất trong bạn?
Lo lắng
Chức năng chính: gia tăng lo âu và
sợ hãi.
Mô tả: người có khuynh hướng tai ương
hóa mọi việc và tưởng tượng đến các viễn cảnh xấu nhất, thúc đẩy sự lo lắng, sợ
hãi, khủng hoảng tâm lí bên trong. Họ có xu hướng luôn đứng bên ngoài sự việc, tìm
kiếm những dấu hiệu của rắc rối để phòng tránh.
Khi những dấu hiệu rắc rối phát sinh,
người lo lắng thường có xu hướng: dự đoán điều tồi tệ nhất, tiên đoán quá mức
trường hợp khủng khiếp, quá khích về những thảm hoạ tồi tệ nhất có thể xảy ra.
Phản ứng: "Nếu mà ..."
Ví dụ: những cuộc độc thoại điển
hình bao gồm những suy nghĩ như: "Nếu họ nghe tôi nói lắp và nghĩ tôi là một
thằng ngốc thì sao? Rồi họ sẽ không nhận tôi cho công việc này?!",
"Điều gì sẽ xảy ra nếu anh ấy không gọi cho tôi, rồi tôi sẽ rối bời và tan
vỡ"," Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi trình bày tác phẩm trước công chúng
và mọi người cười nhợt nó, nghĩ tôi là người thất bại? "
Chỉ trích
Chức năng chính: gia tăng tự ti, hạ
thấp lòng tự trọng
Mô tả: người phán xét khắt khe về bản
thân. Họ luôn thấy mình còn thiếu sót, hạn chế hoặc thất bại. Họ rơi vào cạm bẫy
tinh thần của bản thân vì quá tập trung vào điểm yếu và xem nhẹ thế mạnh.
Phản ứng: "Tôi không thể làm điều
gì đúng sao?", "Tại sao tôi luôn luôn làm vậy?", "Thật là
ngu ngốc!", "Đáng lẽ tôi nên..."
Ví dụ: "Có rất nhiều lỗi trong
cuốn tiểu thuyết của tôi, tôi là một nhà văn tệ hại", "B +? Tôi đã có
thể tốt hơn! "," Tôi là một kẻ yếu ớt so với.... Tôi nên giỏi hơn
thế. "
Nạn nhân
Chức năng chính: gia tăng chứng trầm
cảm
Mô tả: dạng tâm lí này tạo ra cảm
giác bất lực và vô vọng. Một phần trong bạn tin rằng bạn có một khiếm khuyết bẩm
sinh khiến bạn không xứng đáng hay năng lực. Nó nói rằng bạn sẽ không thể thay
đổi điều gì hay tình cảnh này không thể được đảo ngược, sửa chữa. Nạn nhân do
đó tự đặt ra chướng ngại vật và rào cản với mục tiêu, tự tước mất đi sự hài
lòng.
Phản ứng: "Tôi sẽ không bao giờ
có thể ...", "Tôi không thể".
Ví dụ: "Đã quá muộn để làm điều
đó bây giờ ... Tôi quá mệt mỏi / già yếu / không có tay nghề / không có kỹ
năng", "Tôi sẽ không bao giờ được tăng lương, vì vậy cần gì phải cố gắng?",
"Tôi không thể, thật là quá sức".
Chủ nghĩa hoàn hảo
Chức năng chính: gia tăng căng thẳng
và mệt mỏi.
Mô tả: người này không ngừng nỗ lực
để làm những thứ lớn hơn và tốt hơn, luôn luôn tự nhủ rằng mình không làm tốt.
Họ cảm thấy bản thân có giá trị khi đạt được những thành tựu xã hội, tự thúc đẩy
mình bằng câu thần chú rằng họ "nên làm" điều này hay "nên
là" người thế kia.
Khi họ không đạt được tiêu chuẩn
cao tự đặt ra, họ không thể chấp nhận chính mình và xúc phạm bản thân. Người cầu
toàn không tha thứ hoặc quên đi mà tạo ra áp lực to lớn và nỗi lo âu cho chính
họ.
Phản ứng chính: "Tôi phải",
"Tôi nên", "Tôi cần".
Ví dụ: "Tôi nên biết điều này/
Tôi phải làm tốt việc này", "Tôi phải luôn luôn quan tâm và sống vì mọi
người", "Tôi nên là người giỏi nhất trong buổi trình diễn này, tôi phải
làm tốt".
Làm thế nào để giải phóng tâm hồn
và tìm lại sự hài lòng bản thân
Vậy, dạng tâm lí nào đang chiếm ưu
thế nhất trong tâm trí bạn? Bạn có thể gặp phải 2 dạng đều chiếm vị trí như
nhau, điều đó cũng bình thường, hoặc chỉ 1 như tôi – chủ nghĩa hoàn hảo.
Bây giờ bạn đã có những thông tin về
4 dạng tâm lí ẩn này, bạn có thể cân nhắc những phản ứng đáp trả phù hợp nhất.
Tác giả Ray Bradbury đã gợi ý trong cuốn sách của ông “Zen in the Art of
Writing” rằng: đừng suy nghĩ - chỉ cần làm!
Đây là một cách tiếp cận không đòi
hỏi hành động hoặc phân tích tâm thần. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng
cách tiếp cận này không rõ ràng. Cho dù thông qua thiền định hoặc một số phương
pháp được chỉ định khác, việc trị liệu hoàn toàn tùy thuộc vào nỗ lực riêng bạn.
Tuy nhiên, có những cách khác để chống
lại những cuộc đối thoại nội tâm. Phương pháp này cần 1) hoàn toàn kiểm soát suy
nghĩ, và 2) ngăn chặn dòng suy nghĩ với bất kỳ câu hỏi nào sau đây:
1. Bạn có đang bị điều gì đó cản trở?
2. Có phải điều này luôn luôn đúng?
3. Điều này có đúng trong quá khứ?
4. Bạn đang nhìn vào toàn cảnh vấn
đề hay chỉ tập trung vào tiểu tiết?
5. Những thứ đang cản trở bạn là
gì? Tại sao lại như vậy? Tại sao không?
6. Những điều này có thật không?
7. Trên thực tế thì điều tồi tệ nhất
có thể xảy ra là gì? Tại sao bạn cho rằng đó là điều tồi tệ nhất? Bạn cần làm
gì?
Khi cố gắng tự giải phóng bản thân
khỏi chất độc của những biểu hiện tâm lí trên, mục tiêu bạn cần đặt ra: là a) thách
thức, b) tìm kiếm bằng chứng, và c) duy trì trạng thái khách quan trong tâm trí.
Người gây ra cơn đau đau đớn nhất
là sự chủ quan. Một khi bạn sử dụng 7 câu hỏi trên để thử thách những suy nghĩ
tiêu cực, bạn sẽ chắc chắn nhận ra rằng những cuộc độc thoại nội tâm kìm nén bản
thân của bạn nhỏ bé đến dường nào trong hiện thực.
Aletheia Luna
Nhận xét
Đăng nhận xét