Chuyển đến nội dung chính

THÚ VỊ LỄ HỘI NHẢY LỬA CHARSHAMBESURY TRONG NGÀY TẾT NOWRUZ

Tết mừng năm mới Nowruz có thể nói là lễ hội lớn nhất trong năm của Iran. Suốt khoảng thời gian trước và sau khi Nowruz diễn ra, người Iran có rất nhiều nghi lễ và một  trong đó là lễ hội nhảy lửa Charshambesury ( tiếng Iran: چهارشنبه ‌سوری)- nghi lễ khởi đầu của Nowruz.

Theo phong tục của Iran hay Ba Tư cổ, để đón mừng một năm mới đến và cầu mong những điều tốt đẹp đến với gia đình, mùa màng bội thu cũng như là xua đuổi đều xui, người ta sẽ nhảy qua những đống lửa được đốt vào đêm trước ngày thứ tư cuối cùng của năm, tên gọi đầy đủ là Chahar Schanbe Suri. Charshambesury có ý nghĩa lịch sử sâu sắc, là cầu nối giữa truyền thống Ba Tư cổ đại và Iran hiện đại.

Charshambesury là phong tục cần có để Nowruz cũng như một năm mới đến mang theo nhiều niềm vui và may mắn


Phong tục này thực tế là một trong những nghi lễ quan trọng nhất của năm mới. Năm mới của Iran bắt đầu vào ngày 21-3 theo dương lịch. Bắt đầu từ chiều ngày thứ ba cuối cùng của một năm cho đến rạng sáng ngày thứ tư hô
m sau, những đống lửa được thắp lên từ khắp mọi nơi, từ các thành phố lớn đến những vùng quê yên ả.

Người ta gom củi lại thành đống to rồi đốt, khi đống lửa bốc cao, từng người nối đuôi nhau nhảy qua lửa, vừa nhảy họ vừa hát. Trong cái lạnh của đêm tối, ánh lửa bập bùng cháy.

Hơi ấm của lửa và niềm hân hoan được xua đuổi những xui xẻo của năm cũ và đón chờ một năm mới hạnh phúc khiến cho mọi người dường như không ai biết mệt. Họ tin rằng ngọn lửa sẽ xua tan mọi bệnh tật, bất hạnh đồng thời sẽ mang đến sức khỏe, hạnh phúc cho bản thân và gia đình. Đây cũng là dịp để các cô gái muộn chồng xin vận may cho mình.

Charshambesury luôn rực rỡ màu đỏ tươi tắn và sự ấm áp hạnh phúc của lửa


             Theo truyền thống, để chào mừng Nowruz, người Iran sẽ tổ chức Charshambesury. Charshambesury là lễ hội thiêng liêng nhất trong Hỏa giáo và ngày tết Nowruz được cho là cũng do người Hỏa giáo sáng lập nên, mặc dù không rõ về thời điểm xuất xứ. Nowruz được biết là đã có từ thời kỳ Achaemenes (690 TCN – 328 TCN), hay Đế quốc Ba Tư thứ nhất, là triều đại đầu tiên của người Ba Tư (nay là Iran).

Nowruz được biết đến trong lịch sử là thời điểm chính thức bắt đầu một năm mới - thời điểm Mặt Trời rời khỏi cung Song Ngư và tiến vào cung Bạch Dương, dấu hiệu của Xuân phân. 

Nowruz cũng là một ngày linh thiêng của người Sufi, người Ismail, người Alawi, người Alevi, người Babi và các môn đồ Bahá'íNó cũng được tổ chức ở nhiều nơi khác tại tiểu lục địa Nam Á để đón mừng một năm mới sắp đến.

Theo quy ước, tiết Xuân phân là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 20 hay 21 tháng 3 và kết thúc vào khoảng ngày 4 hay 5 tháng 4 theo dương lịch

Charshambesury có nguồn gốc là một lễ hội của Hỏa giáo. Hỏa giáo (Zoroastrianism) là một hệ thống tôn giáo được thành lập ở Ba Tư vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên bởi những người theo Hỏa giáo (Zoroaster), được đặt ra trong các Sách Thánh Zoroastrian gọi là Zend-Avesta, bao gồm các Avesta (văn bản) và Zend (bình luận). Các giáo lí của Hỏa giáo dựa trên khái niệm về cuộc đấu tranh giữa ánh sáng (cái tốt) và bóng tối (cái ác).


Biểu tượng của Hỏa giáo được hiểu là một thiên thần hộ mệnh, với đôi cánh tượng trưng cho hành động tốt và lời nói tốt, cái đầu thể hiện cho những suy nghĩ tốt

Trong tiếng Anh Charshambesury có thể được hiểu là Wednesday Light (ánh sáng ngày thứ tư) hoặc Red Wednesday (thứ tư đỏ). Theo tiếng Iran, “chahar shanbeh” nghĩa là “thứ tư” . Từ “sury” có nghĩa là “ánh sáng” hoặc “đỏ”. Hoặc có thể hiểu “sury” là biến thể của từ “sorkh” nghĩa là “đỏ”, màu tượng trưng cho lửa hay là biến thể của từ “sorkhi” nghĩa là màu đỏ ửng của trái chín hay màu hồng hào tượng trưng cho sức khỏe tốt.

Lửa được thắp lên tượng trưng cho hành động "giữ cho mặt trời sống mãi" cho đến sáng tinh mơ hôm sau. Người dân Iran sẽ đốt lửa trên phố, cùng nhau nhảy múa và hát "Zardi-ye man az toh, sorkhi-ye toh az man" nghĩa là “my yellow is yours, your red is mine” - “màu vàng của tôi là của bạn, màu đỏ của bạn là của tôi”.

Hay một bản dịch khác là “Give me your beautiful red colour, and take back my sickly pallor” – “hãy cho tôi màu đỏ tuyệt đẹp của bạn, và lấy đi vẻ xanh xao ốm yếu của tôi” Đây là một nghi thức thanh tẩy những điều xấu, vận xui, bệnh tật đeo bám từ năm cũ, mang lại cho bạn màu đỏ may mắn, sự ấm áp và năng lượng trong cuộc sống.

Người nhảy qua lửa với mong muốn lửa đốt cháy hết điềm không may và đem lại sức sống và năng lượng
Ngoài ra, một truyền thống khác của Charshambesury là làm Chaharshanbe Suri Ajil, hỗn hợp các loại hạt và quả mọng. Người ta mặc đồ cải trang và đi đến từng nhà gõ cửa để xin Chaharshanbe Suri Ajil, tương tự như Trick or Treat của phương Tây trong ngày Halloween.

Phong tục của Iran trong ngày này là bạn sẽ nhận được Chaharshanbe Suri Ajil hoặc một xô nước lạnh cóng đấy!

Các loại hạt và quả mọng đầy dinh dưỡng không những mang lại lợi ích cho sức khỏe mà còn tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy

Phần lớn các biểu tượng của lễ hội Charshambesury đều liên kết với ý nghĩa chiêm tinh gắn liền với dấu hiệu của sao Song Ngư, liên quan đến tiềm thức, những nguồn tài nguyên ẩn giấu, nỗi lo tiềm ẩn và trách nhiệm xã hội. Con người phải đối mặt với nỗi sợ hãi tột cùng của mình bằng cách nhảy qua lửa.

Thứ tư được lựa chọn bởi vì sự liên kết cổ xưa của nó với thần Mercury hay Kherad. Thứ tư là chính là ngày thứ tư mà thần Mercury được trở thành sứ giả của các vị thần. Iran tin rằng trong năm có những ngày nhất định thì vô cùng thích hợp cho việc bói toán.

Trong Charshambesury, bói toán, đặc biệt bằng cách lắng nghe những cuộc nói chuyện của người qua lại trên đường và hiểu những lời nói đó là một lời tiên đoán khá phổ biến.


Mercury là vị thần của buôn bán thương mại, tài hùng biện, may mắn, v.v…

 Một đặc trưng khác của Charshambesury là khẩu pháo Pearl (Tup-e Morvarid), được đúc vào năm 1800, dưới thời trị vì của Fath Ali Shah là tâm điểm của nhiều huyền thoại phổ biến.

Người dân thường tụ tập tại khẩu pháo vào đêm Charshambesury. Những phụ nữ không chồng, những người vợ không có con hay không hạnh phúc thường leo lên thân pháo hoặc bò nên dưới nó. Những bà mẹ thậm chí còn bắt những đứa con ngỗ nghịch và không nghe lời của mình bò bên dưới khẩu pháo, tin rằng hành động đó sẽ chữa trị thói hư tật xấu của bọn trẻ.

Vào những năm 1920, khi khẩu pháo bị di dời về khu vực quân sự của Nhà nước thì phong tục này cũng bị biến mất. Tuy nhiên tại thành phố Tabriz đã có một khẩu pháo khác ngoài khẩu Pearl đã bị mất ở trên, con gái hay phụ nữ Iran thắt chặt chiếc dakhil (mảnh giấy hoặc vải ghi lời chúc và lời cầu nguyện) của họ lên thân khẩu pháo vào đêm Charshambesury để cầu mong một cuộc sống gia đình hạnh phúc.












Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SHUSHTAR - HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU CỔ ĐẠI ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN

Shushtar là tên một thành phố của đất nước Iran. Thành phố này nổi tiếng với hệ thống tưới tiêu cổ đại – Shushtar, công trình được coi là kiệt tác của sự sáng tạo thiên tài. Toàn cảnh hệ thống tưới tiêu của công trình Shushtar Công trình tưới tiêu độc đáo bậc nhất thế giới này được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên với hai con kênh chính cung cấp nước cho các cối xay trên sông Karun. Hệ thống tưới tiêu cổ đại Shushtar còn được gọi là Mianab (nghĩa là Thiên đường) cùng với tháp nước, cầu, các bể chứa nước KJn và cối xay. Công trình này cung cấp nước tưới cho diện tích lên đến 40.000ha Năm 2009, UNESCO đã đưa hệ thống này vào danh sách Di sản thế giới dưới cái tên: Shushtar, di sản tưới tiêu ở Iran bởi các tiêu chí như: là minh chứng cho một tầm nhìn tổng thể và khả năng sáng tạo các kênh dẫn dòng, đập tràn, đập lớn. Shushtar được thiết kế và hoàn thành trong thế kỷ thứ 3 và ngày nay vẫn còn được sử dụng. Đây là một công trình độc đáo, chứng m...

MẸO CHO NGƯỜI THẤU CẢM TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY - BẠN LÀ NGƯỜI THẤU CẢM HAY HSP?

Bài báo này viết về cảm xúc của tôi, giúp bạn bảo vệ bản thân trước những suy nghĩ tiêu cực, giúp bạn hiểu rõ bản thân. Hôm nay tôi sẽ viết thêm một chút về cách chúng ta có thể cùng nhau tiến lên phía trước một cách nhẹ nhàng, êm ái. Vận động Tôi muốn bạn tạm dừng và suy nghĩ về những việc thật sự khiến bạn thỏa mái và tránh xa căng thẳng, đó cũng là lời chồng tôi đã hỏi và thật sự khiến tôi suy nghĩ. Là một giáo viên, tôi luôn phải vất vả chu tất mọi điều. Nếu tôi không ngay lập tức từ chỗ làm đến phòng tập gym, tôi sẽ mang tất cả “những đống khó chịu ấy” về nhà. Điều tôi muốn nói ở đây là về cách tôi đã xử lí những phiền muộn khá tốt, cho dù đây là việc không dễ dàng gì. Có thể phòng tập gym không hợp với bạn, vậy bạn nên tìm ra một cái gì đó có ý nghĩa giải tỏa với bạn, như phòng tập gym đối với tôi vậy. Yoga Yoga giúp bạn khai phá năng lượng của chính bản thân mình. Bạn cần phải giải phóng những cảm xúc tù đọng không thuộc về con người mình. Đi dạo giữa thiê...

ĐẠI SA MẠC MUỐI KÌ VĨ DASHT-E KAVIR

Dasht-e Kavir ( tiếng Ba Tư: دشت كوير có nghĩa “ đồng bằng thấp” trong tiếng Ba Tư cổ điển, được ghép từ khwar (thấp) và dasht (đồng bằng). Dasht-e Kavir còn được gọi là Kavir-e Namak (dịch nghĩa" vùng đất thấp mặn ') hay Đại sa mạc muối, là 1 sa mạc rộng lớn nằm ở giữa cao nguyên Iran. Dasht-e Kavir dài khoảng 800 km (500 dặm) và rộng 320 km (200 dặm) với tổng diện tích khoảng 77.600 km2 (30000 dặm vuông), giành vị trí sa mạc lớn thứ 23 của Trái đất. Sa mạc trải dài từ dãy núi Alborz ở phía tây tới Dasht-e Lut ở phía đông, thuộc các tỉnh Khorasan, Semnan, Tehran, Isfahan và Yazd của Iran. Sa mạc lớn này được đặt tên theo các đầm lầy muối ("kavirs") nằm ở khu vực đó. Namak cũng có nghĩa là muối. Dasht-e Kavir cằn cỗi và khắc nghiệt Nằm ngay giữa trung tâm sa mạc là đầm lầy Kavir Buzurg (Kavir Lớn), dài khoảng 320 km và rộng 160 km (99 dặm). Ở phía tây sa mạc là Daryache Namak ("hồ muối") rộng 1800 km2 (690 dặm vuông). Trên bề mặt Dash...